Phương pháp giáo dục MONTESSORI

Montessori là gì?

Phương pháp giáo dục Montessori được đặt theo tên của người sáng lập là một chuyên gia người Ý trong lĩnh vực triết học, nhân văn học, giáo dục học – bà Maria Montessori. Vậy bà Montessori là ai? Bà Maria Montessori sinh vào ngày 31/08/1870 tại một thị trấn nhỏ ở Chiaravalle nước Ý. Dù quá trình học tập gặp nhiều khó khăn, bà vẫn không ngừng học tập và trở thành người phụ nữ đầu tiên giành học vị Tiến sĩ  Y khoa đầu tiên ở nước Ý. Tháng 01/1907, với những kinh nghiệm và học cụ giáo dục của mình, bà thành lập nhà trẻ đầu tiên có tên Children House. Theo thời gian, phương pháp giáo dục của bà dần trở nên phổ biến và được tôn vinh trên toàn thế giới.

Phương pháp giáo dục Montessori giúp thúc đẩy tiềm năng của trẻ thông qua việc tạo ra một môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp với những giáo cụ học tập chuyên biệt. Phương pháp này tập trung xây dựng nền tảng cho trẻ trong những năm đầu đời, đặc biệt với độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi. Kết quả của việc áp dụng phương pháp Montessori  cho trẻ 0 – 6 tuổi một cách hiệu quả là giúp trẻ phát triển đồng đều về tư duy, khả năng thu nhận kiến thức và sáng tạo. Đồng thời rèn luyện được những kỹ năng mềm cần thiết ngay từ khi còn nhỏ như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, làm việc độc lập và hợp tác nhóm.

Nội dung của phương pháp giáo dục Montessori

8 nội dung quan trọng mà chương trình Montessori luôn đề cao khi giảng dạy các em học sinh:

  • Dạy trẻ cách học đi đôi với thực hành
  • Rèn luyện tính tự học, độc lập
  • Trẻ không bị làm phiền trong quá trình học tập
  • Vừa học, vừa chơi
  • Học về trật tự
  • Luôn tôn trọng và không áp đặt trẻ
  • Xây dựng môi trường học thân thiện
  • Học cách kiên nhẫn, biết hợp tác và tôn trọng mọi người

1. Dạy trẻ cách học đi đôi với thực hành

Theo phương pháp Montessori cho trẻ từ 0 – 6 tuổi thì việc ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn là cách tốt nhất giúp trẻ hiểu được những điều đó. Giáo viên hoặc phụ huynh sẽ làm mẫu cách thức thực hiện và bé sẽ tự mình thực hiện lại. Trẻ sẽ được rèn luyện những kỹ năng thực tế từ cấp độ cá nhân như tự thay quần áo, ăn uống lành mạnh… đến cấp độ tập thể như dọn dẹp, giữ vệ sinh lớp học, trồng cây… Ngoài ra, trẻ còn được trang bị thói quen giao tiếp và ứng xử như xếp hàng đợi đến lượt, lắng nghe, quan tâm người khác cũng như đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng. Chính những kỹ năng này là hành trang bổ ích giúp trẻ tự tin, vững bước và chủ động cho hành trình tương lai.

Montessori là gì

Dạy trẻ cách học đi đôi với thực hành (Nguồn: ISSP)

2. Rèn luyện tính tự học, độc lập

Phương pháp Montessori khuyến khích trẻ phát triển tính tự lập và tự học. Trẻ được đảm bảo có môi trường đủ tài liệu và dụng cụ học tập để tự khám phá và học hỏi. Trẻ cũng được khuyến khích tự phục vụ và chịu trách nhiệm với công việc của mình, từ việc chăm sóc bản thân đến việc duy trì trật tự trong lớp học.

So sánh phương pháp giáo dục Montessori và Reggio Emilia

Rèn tính tự học, độc lập cho trẻ thông qua phương pháp Montessori  (Nguồn: ISSP)

3. Trẻ không bị làm phiền trong quá trình học tập

Sau khi mang giáo cụ đến không gian của riêng mình, trẻ sẽ được yên tĩnh và thoải mái để thực hiện những hoạt động mà không chịu bất kỳ sự gián đoạn hay ngắt quãng nào. Nội dung này cũng góp phần đề cao sự tập trung tối đa ở trẻ, giúp xây dựng khả năng tự học hỏi để thu nhận kiến thức cũng như giải quyết vấn đề trong lúc học tập.

phương pháp Montessori

Trẻ không bị làm phiền trong quá trình học tập (Nguồn: ISSP)

4. Vừa học, vừa chơi

Với phương pháp Montessori, bên cạnh việc học tại lớp thì trẻ còn được tham gia nhiều hoạt động bổ ích ở không gian thiên nhiên vô cùng trong lành. Đó có thể là những chuyến dã ngoại, tham quan hoặc những chuyến đi trải nghiệm thực tế. Qua đó, trẻ có thêm nhiều niềm vui, kỉ niệm và nhiều kiến thức thực tiễn bổ ích.

Montessori là gì?

Trẻ vừa học, vừa chơi giúp phát triển toàn diện (Nguồn: ISSP)

5. Học về trật tự

Trong môi trường Montessori, trẻ được hướng dẫn về trật tự và sự ngăn nắp. Môi trường học tập được tổ chức một cách cẩn thận và có nguyên tắc, đồ dùng được sắp xếp một cách gọn gàng và dễ dàng tiếp cận. Qua việc học về trật tự, trẻ nhận thức được tầm quan trọng của sự ngăn nắp và có khả năng tổ chức công việc và đồ dùng của mình.

6. Luôn tôn trọng và không áp đặt trẻ

Một đặc điểm nổi bật khác của phương pháp Montessori là tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý và năng khiếu tự nhiên của trẻ. Bởi mỗi trẻ sẽ có sở thích, tính cách và khả năng khác nhau. Tại những lớp học Montessori này, trẻ được tự do lựa chọn chủ đề mà mình muốn khám phá và phát triển năng lực bản thân theo nhịp độ của riêng mình. Sẽ không có bất kỳ sự so sánh, đánh giá chung hay can thiệp vào quá trình học hỏi của trẻ. Giáo viên và bố mẹ sẽ chỉ là những người hỗ trợ và dõi theo trẻ nhằm thấu hiểu trẻ hơn và có thể định hướng cho trẻ tự lựa chọn.

Mỗi trẻ có tốc độ học và tiếp thu riêng. Phương pháp Montessori cho phép trẻ tự do khám phá và học theo nhịp độ của mình. Trẻ không cần phải đua đòi hoặc chờ đợi người khác, điều này giúp tạo ra một môi trường học tập linh hoạt và thích ứng với nhu cầu của từng cá nhân.

7. Xây dựng môi trường học thân thiện

Ở môi trường học tập theo phương pháp Montessori cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, sẽ không tồn tại những hình thức trừng phạt như la mắng, đánh đòn khiến trẻ sợ hãi và nhụt chí. Trẻ vẫn đang trong quá trình học hỏi, vì vậy chuyện mắc phải sai lầm là điều dễ xảy ra. Và thay vì bị phạt, trẻ sẽ được giải thích và hướng dẫn cách làm đúng để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, những phần thưởng nhỏ như những lời khích lệ, những cái ôm trìu mến luôn được khuyến khích để tiếp thêm sức mạnh tinh thần và giúp trẻ có động lực để nỗ lực hơn.

Montessori là gì?

Montessori là gì? – Xây dựng môi trường học thân thiện cho trẻ (Nguồn: ISSP)

8. Học cách kiên nhẫn, biết hợp tác và tôn trọng mọi người

Phương pháp Montessori giáo dục trẻ biết kiên nhẫn, hợp tác và tôn trọng người khác. Trẻ được khuyến khích học cách chia sẻ, làm việc nhóm và tôn trọng ý kiến và quyền lợi của nhau. Qua việc học cách kiên nhẫn và biết hợp tác, trẻ phát triển kỹ năng xã hội và nhận thức về sự đa dạng về tính cách và biết tôn trọng mọi người.

Các mức độ phát triển của trẻ theo Chương trình Montessori

Chương trình Montessori chia sự phát triển của trẻ thành bốn giai đoạn: từ sinh đến 6 tuổi, từ 6 đến 12 tuổi, từ 12 đến 18 tuổi, và từ 18 đến 24 tuổi. Mỗi giai đoạn có đặc trưng riêng và sử dụng phương pháp giáo dục khác nhau.

Giai đoạn đầu tiên: Mới sinh đến 6 tuổi

Giai đoạn đầu tiên là từ lúc mới sinh đến 6 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý quan trọng nhất theo quan sát của Montessori. Trẻ học và khám phá thế giới xung quanh thông qua các giác quan nhạy bén của mình, từ đó phát triển tính độc lập và tự xây dựng cá nhân. Montessori sử dụng các khái niệm như “trí tuệ thẩm thấu” để mô tả việc trẻ học hỏi và tiếp thu thông tin từ môi trường xung quanh. Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất và khả năng “trí tuệ thẩm thấu” sẽ giảm sau khi trẻ đạt 6 tuổi.

Montessori cũng quan sát thấy sự xuất hiện của các giai đoạn nhạy cảm đặc biệt khi trẻ phản ứng mạnh với các kích thích từ môi trường. Các giai đoạn nhạy cảm bao gồm:

Giai đoạn phát triển Khía cạnh tương ứng trong phương pháp giáo dục Montessori
Từ 1-3 tuổi – Phát triển tính trật tự.
Từ lúc mới sinh đến 3 tuổi – Phát triển các giác quan.
Khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi – Đam mê với các đồ vật nhỏ.
Khi trẻ được 2,5 – 4 tuổi – Phát triển các hành vi xã hội.

Khái niệm “sự bình thường hoá” trong Chương trình Montessori tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ mà không gò bó hay ép buộc. Trẻ được khuyến khích làm việc, cảm thông và giúp đỡ người khác. Điều này giúp trẻ phát triển tính tập trung và các nguyên tắc đạo đức.

Giai đoạn thứ 2: Từ 6 đến 12 tuổi 

Giai đoạn thứ hai là từ 6 đến 12 tuổi. Trong giai đoạn này, Montessori quan sát sự thay đổi về tâm sinh lý của trẻ và thiết kế môi trường học tập phù hợp. Trẻ trải qua quá trình thay răng và phát triển chiều cao cơ thể. Tâm lý của trẻ trong giai đoạn này có xu hướng làm việc và giao tiếp theo nhóm, và chúng phát triển trí tưởng tượng và biện giải phong phú. Quá trình này giúp trẻ hình thành tính tự lập, khôn khéo, có tính tổ chức xã hội và dễ dàng tiếp thu bài học đạo đức.

Giai đoạn thứ 3 (Giai đoạn thiếu niên):Từ 12 đến 18 tuổi 

Giai đoạn thứ ba là từ 12 đến 18 tuổi, được gọi là giai đoạn thiếu niên. Trong giai đoạn này, Montessori quan sát thấy sự thay đổi quan trọng về sinh lý khi trẻ trải qua giai đoạn dậy thì. Tâm lý của trẻ trong giai đoạn này thường không ổn định và gặp khó khăn trong việc tập trung và sáng tạo. Trẻ phát triển tínhtự nhận thức về bản thân, xác định giá trị và mục tiêu trong cuộc sống, và khám phá vai trò của mình trong xã hội. Chương trình Montessori trong giai đoạn này tập trung vào việc xây dựng lòng tự trọng, phát triển tư duy phản biện và khám phá các lĩnh vực quan tâm cá nhân của trẻ.

Giai đoạn thứ 4 (Giai đoạn trưởng thành): Từ 18 đến 24 tuổi 

Giai đoạn cuối cùng là từ 18 đến 24 tuổi, được gọi là giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn này, trẻ đã trưởng thành và chuẩn bị bước vào đời người lớn. Chương trình Montessori tại giai đoạn này tập trung vào việc giúp trẻ phát triển kỹ năng sống, định hướng sự nghiệp và xác định mục tiêu trong cuộc sống. Trẻ được khuyến khích tham gia vào các hoạt động thực tế và trải nghiệm thực tế để chuẩn bị cho cuộc sống độc lập và xã hội.

Đăng ký học ngay!
096 414 61 74